Những câu hỏi liên quan
Huyền Anh
Xem chi tiết
★ρɧύςɧύγδζ★
1 tháng 5 2021 lúc 13:35

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

 

Bình luận (0)
Hot Girl
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Thái
3 tháng 4 2020 lúc 9:27

  Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

    Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

    Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

    Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

    Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
3 tháng 4 2020 lúc 9:29

  Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.

 Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.

    Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.

    Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

    Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật ngộ nghĩnh, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơn, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

    Em bé đã chết mà đôi mát vẫn hồng, đôi môi vẫn đang mỉm cười, Cái chết thể hiện sự thanh thản, toại nguyện vì em đã được về với người bà kính yêu, thoát khỏi mọi khổ đau, bất hạnh. Cái chết còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn với trẻ thơ, đó là sự cảm thông, yêu thương, trân trọng những mơ ước bé nhỏ của chúng.

    Không chỉ đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Truyện có kết cấu hợp lí, diễn biến phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của em bé bán diêm. Vận dụng nghệ thuật đối lập tương phản tài tình càng làm nổi bật hơn số phận bất hạnh của cô bé.

    Gấp trang sách lại, người đọc vẫn thổn thức về cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp, đáng thương. Không chỉ vậy, qua tác phẩm ta càng thêm trân trọng tấm lòng của tác giả dành cho trẻ thơ với thông điệp về lòng yêu thương con người đầy ý nghĩa: hãy yêu thương con trẻ, hãy dành cho chúng một cuộc sống bình yên trong một gia đình hạnh phúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Luna
3 tháng 4 2020 lúc 9:32

Các bạn tham khảo nhớ phải ghi nguồn vào !!

An-đéc-xen được mệnh danh là ông già kể chuyện cổ tích, nhà văn lớn của Đan Mạch. Truyện ông viết không chỉ dành cho thiếu nhi mà ở mỗi câu chuyện viết cho thiếu nhi là những bài học nhân đạo cho người lớn. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số đó phải kể đến truyện ngắn: “Cô bé bán diêm”. Hiện lên nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương.

    Trước hết cô bé bán diêm được khắc tả với một gia cảnh nghèo khó, khổ cực. Mồ côi mẹ từ sớm, em sống với cha và bà. Nhưng rồi người bà yêu thương em nhất cũng để em ở lại mà bay về thiên đường. Em sống với người cha nghiện ngập, hàng ngày bắt em làm việc kiếm tiền cho mình. Một cô bé còn quá nhỏ để làm lụng vất vả như vậy. Một cô bé thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.

    Cô bé bán diêm nhỏ bé mà phải chịu đựng bao đau khổ, khó khăn ngay cả trong ngày Lễ Giáng sinh – ngày gia đình đoàn tụ ấm áp. Trong bão tuyết lạnh lẽo trắng xoá, mọi người mặc những bộ quần áo ấm áp, rực rỡ thì em lại đi đôi chân trần trên mặt đất trắng xoá đầy tuyết. Đôi chân vì lạnh mà đỏ ửng. Trên người em là bộ quần áo rách, đầu trần không đội mũ để tuyết phủ kín đầu. Nhìn bề ngoài ấy thật đáng thương đến tội nghiệp.

    Em luôn miệng mời mọi người xung quanh mua diêm, nhưng không ai quan tâm đến cô bé đáng thương. Đến đây ta thấy sự trách móc ẩn sâu trong câu văn của An-đec-xen về những con người sống quá vội, thiếu đi tình yêu thương nhân loại, bỏ qua những sinh linh nhỏ bé. Em lạnh, đói và rét nhưng không dám về nhà vì lo sợ cha sẽ đánh đập vì không bán được hộp diêm nào.

    Em nhìn phố lên đèn, nhìn những ngôi nhà trang hoàng ấm cúng khiến người đọc thật xót xa. Tác giả phác hoạ những đường nét đối lập để nhấn mạnh sự đáng thương, thiếu thốn của cô bé bán diêm. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Kí ức hiện lên ngắn ngủi nhưng cũng đủ khiến em mỉm cười trong cái lạnh. Nhưng quá khứ càng đẹp thì hiện tạo càng đáng thương, càng chua xót.

    Những mong ước của cô bé bán diêm được cảm nhận sâu sắc nhất trong những lần quẹt diêm. Lần quẹt diêm thứ nhất “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Giấc mơ giản dị, đơn giản là được ngồi trước lò sưởi ấm em không thể có. Hiện thực trước mắt em là tuyết trắng dày đặc, tiết trời mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Ánh sáng tắt đi, bóng tối lại bao quanh

    Em quẹt que diêm thứ hai ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Không chỉ phải chịu lạnh, em còn phải chịu đói. Bởi vậy ước muốn ấy thiết thực bao nhiêu thì càng khía sâu nỗi đáng thương đói rét của em bấy nhiêu. Nhưng chưa được bao lâu hiện thực lại bủa vây em. Em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và em quẹt tiếp một que diêm. Que diêm cháy sáng, vùng ánh sáng lại hiện lên. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Que diêm lại vụt tắt mang đi niềm vui vừa mới mở ra. Em vội quẹt thêm que diêm vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em “– Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”

    Em quẹt hết số diêm còn lại. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.

    Cái chết của em vừa đáng thương lại vừa kì ảo. Bởi nó nhẹ nhàng hệt như một giấc ngủ, giấc mơ. Ước mơ của em thật đẹp. Nhưng càng đẹp thì càng đau xót. Em bé bán diêm sống cuộc đời bé nhỏ nghèo khổ thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ và thiếu cả tình thương của cộng đồng.

    Qua nhân vật cô bé bán diêm, An-đec-xen nói lên tiếng nói yêu thương với những đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp. Đồng thời cũng là lời phê phán những con người thờ ơ, thiếu tình yêu thương với những con người khó khăn.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-nhan-vat-co-be-ban-diem-trong-tac-pham-cung-ten-cua-andersen

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
8 tháng 10 2021 lúc 22:16

ng mẹ nha mik đánh nhầm 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Tuấn Tú
8 tháng 10 2021 lúc 22:17

ᴳᵒᵈ乡ԍιúᴘ ᴇ нᴇʟᴘ мᴇ мᴇ ⁀ᶦᵈᵒᶫ chịu nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Mạnh Hùng
8 tháng 10 2021 lúc 22:19

trả lời :

Nguyên Hồng là một trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại với nhiều tác phẩm xuất sắc, có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình, ông đã hướng ngòi bút tới những người có số phận bất hạnh, cùng khổ mà ông dành tình yêu thương thắm thiết. Và có thể nói, tập hồi kí "Những ngày thơ ấu" nói riêng, đoạn trích "Trong lòng mẹ" nói riêng đã thể hiện rõ điều đó. Đọc đoạn trích "Trong lòng mẹ", người đọc không chỉ không thể nào quên được những tháng ngày tuổi thơ bất hạnh, tủi cực của cậu bé Hồng mà còn sẽ nhớ mãi hình ảnh của người mẹ - một hình ảnh phụ nữ bất hạnh nhưng tràn đầy lòng yêu thương con.

^HT^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Quang Hào
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Kinz
7 tháng 4 2020 lúc 22:14

trong bài văn " vượt thác ", dượng hương thư là 1 ng mạnh khỏe, oai vệ và dũng mãnh. nhgx động tác thả sào, rút sào của duowngjtrog hành trình vượt sông thu bồn nhanh như cắt giấy. h/ả đó trái ngược vs dượng hương thử ở nhà ai gọi cx dạ dạ vâng vâng. trog khi vượt thác, h/ả ngoại hình của dượng hương thư đc bộc lộ rõ nhất. dượng cs cơ bắp cuồn cuộn, thân hình rắn chắc, tay cầm chặt khúc sào ghì chặt xuống nc và đc tác giả s2 như ng a hùng của trường sơn, oai linh, hùng vĩ. sau khi vượt thác xg, dượng hương thư cg mn nằm nghỉ, mặt đỏ tía, miệng thở hổn hển nhg nét mặt vui mừng như thể vừa trút đi mọi gánh nặng. vài phút sau, họ đã tới đc nơi cần đến. cây cối, bờ cát hiện ra. cảnh quang bh s hùng vĩ thế. z là hành trình của họ đã thành công. 

    k ch mk nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Emma
8 tháng 4 2020 lúc 7:00

   Vượt thác là một đoạn trích ngắn trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Với trích đoạn ngắn tác giả đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên vừa hiền hòa vừa hung bạo dọc hai bên dòng sông Thu Bồn. Nhưng nổi bật hơn cả, tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh những người lao động nơi đây mà điểm nhấn nằm ở chân dung dượng Hương Thư khỏe mạnh, oai phong trong quá trình vượt thác.

   Đoạn trích kể về công cuộc vượt thác đầy nguy hiểm, vất vả mà cũng thật oai phong, hùng dũng của dượng Hương Thư. Để chuẩn bị cho hành trình vượt thác, dượng Hương đã nấu cơm ăn trước cho chắc bụng, những chiếc sào tre bịt đầu sắt đã sẵn sàng. Bước vào quá trình vượt thác, dượng Hương Thư đã ngay lập tức phải đối đầu với con thác lớn, nước to cứ thế chồm lên, dượng Hương Thư đánh trần phóng chiếc sào đã chuẩn bị xuống nước "nghe tiếng soạc", cả người dượng Hương ra sức cản lại thế nước dữ, đến nỗi chiếc sào cũng bị uốn con. Con thuyền thoáng chút sợ hãi trước sức mạnh ghê gớm của thác nước cứ "chực trụt xuống quay đầu lại" . Biện pháp nhân hóa khiến cho cả câu văn trở nên sinh động hẳn lên, không chỉ mô tả sự lo lắng của con thuyền mà đó còn chính là nỗi lo lắng của dượng Hương Thư. Liệu sức người có thể địch nổi lại với sức nước? Chỉ mất vài giây ngắn ngủi, dượng Hương đã lấy lại tư thế làm chủ, đây có lẽ là đoạn văn hay nhất, đẹp nhất để miêu tả về dượng Hương Thư: "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì lên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" . Chỉ trong một vài câu văn ngắn tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp so sánh: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, mức độ so sánh ngày càng tăng tiến, khẳng định vẻ đẹp của dượng Hương Thư. Dượng Hương mang trong mình vẻ đẹp của sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh, rắn rỏi, dượng Hương chẳng khác nào một người hiệp sĩ vĩ đại đang chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu. Không chỉ vậy, Võ Quảng còn rất tinh tế khi sử dụng ngôn từ với việc dùng các động từ mạnh: thả sào, rút sào, lấn lên, các từ miêu tả nhân vật: cuồn cuộn, cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa, … càng chạm khắc rõ nét hơn nữa vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của người kị mã trong quá trình vượt thác. Dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với khi ở nhà, lúc nào cũng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng dạ vâng. Bằng kinh nghiệm dày dặn, bằng sức mạnh phi thường dượng Hương Thư và mọi người đã chiến thắng dòng nước dữ, vượt thác thành công. Mặc dù thở không ra hơi nhưng ai cũng sung sướng vứt sào.

    Để xây dựng chân dung dượng Hương Thư, Võ Quảng đã vận dụng, kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. Trước hết là những hình ảnh so sánh sinh động: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Ngoài ra lớp ngôn ngữ giàu chất tạo hình: cuồn cuồn, nảy lửa,.. sử dụng hệ thống động từ đa dạng phong phú; cùng với đó là việc sử dụng linh hoạt các thành ngữ: nhanh như cắt,… đã giúp tác giả khắc họa thành công vẻ đẹp rắn rỏi, nhanh nhẹn, gan dạ trong quá trình vượt thác của dượng Hương Thư.

    Bằng con mắt quan sát tinh tường, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật Võ Quảng đã xây dựng thành công chân dung dượng Hương Thư - đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam. Họ có thể nhu mì, hiền lành khi ở nhà nhưng lại là những người anh hùng dũng cảm, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc việc, trước mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Qua nhân vật này, tác giả còn thể hiện niềm tự hào, ngợi ca sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên hùng vĩ.

Hok tốt !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Thuỳ Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 7 2021 lúc 20:15

Tham khảo nha em:

 Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta, ông được mệnh danh là " Một vị anh minh khai mở 1 triều đình chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã rất quan tâm tới nhân dân". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý  dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã  phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ôi! Ông đã nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông.  Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh. Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc

Câu cảm thán: In đậm nghiêng

Bình luận (0)
Ngọc Vi
Xem chi tiết
Đào Minh Hương
19 tháng 3 2023 lúc 16:01

thì kệ cậu

Bình luận (0)
Trân Trần
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 11 2021 lúc 20:21

Em tham khảo:

     Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (0)
🍼🍼🍼SỮA🍼🍼🍼
8 tháng 11 2021 lúc 20:22

Tham khảo:

Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (0)
Vương Như Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Hiếu
1 tháng 1 2019 lúc 16:00

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
nguyenngocnhuhieu
1 tháng 1 2019 lúc 16:22

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Bình luận (0)